Phê Phán – Không Giải Quyết Được Gì

“Phê phán người khác không những sẽ không giải quyết được việc gì mà ngược lại còn khiến cho bản thân ngày càng cảm thấy không thoải mái, càng ngày càng thấy buồn bực khó chịu”. 
Đó là một đoạn trích trong cuốn sách: 9 Nguồn Vốn Thiết Yếu Để Thành Công.
Của Nhà xuất bản VHTT, xuất bản năm 2006.
Đoạn trích như sau:
“Thay đổi một chút quan điểm của bản thân, tìm ra các ưu điểm của người khác, như vậy sẽ rất có ích cho việc phát triển lành mạnh của bản thân. Nếu có thể chú ý nhiều hơn đến các ưu điểm của người khác thì khuynh hướng hay phê phán người khác và tâm lý bực bội sẽ tự khắc không còn, có thể làm việc và sống một cách thoải mái.
Nhìn ra ưu điểm của người khác không phải là vì người khác, thực tế đó là vì chính bản thân mình. Tìm ra khuyết điểm của người khác để phê phán, bản thân mình không những sẽ không cảm thấy vui vẻ mà ngược lại còn có thể gây cho bản thân cảm giác bực bội khó chịu. Có thái độ phê phán người khác, đôi khi đó là bản thân mình thấy đố kỵ với họ, nên mới cố tìm, tìm ra những khuyết điểm và thiếu sót của họ để thỏa mãn lòng đố kỵ của mình.
Chẳng lẽ lại không biết rằng, người bị phê phán sẽ không thể cảm nhận được những nhận xét của bạn, ngược lại khiến cho người đi phê phán cảm thấy buồn bực, nôn nóng bất an.
Thay đổi một chút quan điểm của bản thân, tìm ra các ưu điểm của người khác, như vậy sẽ rất có ích cho việc phát triển lành mạnh của bản thân. Nếu có thể chú ý nhiều hơn đến các ưu điểm của người khác thì khuynh hướng hay phê phán người khác và tâm lý bực bội sẽ tự khắc không còn, có thể làm việc và sống một cách thoải mái.
Cùng là phải làm việc 8 tiếng một ngày ở công ty, có thể chung sống hòa thuận, tốt đẹp với mọi người khi làm việc thì tâm trạng sẽ thoải mái, vui vẻ hơn rất nhiều so với việc bạn và cấp trên, những người đi trước, những người có cùng cương vị, bậc đàn em hay nhân viên ở các bộ phận khác nhau luôn có thái độ thù địch với nhau.
Hiệu quả làm việc và mức độ mệt mỏi trong hai trường hợp: Chung sống hòa thuận hay thù địch với nhau, là hoàn toàn khác biệt. Mọi người có mối quan hệ hòa thuận thì hiệu quả công việc sẽ được tăng lên, cũng sẽ không có cảm giác mệt mỏi. Ngược lại, nếu làm việc trong bầu không khí căng thẳng thì hiệu quả công việc sẽ giảm đ, bản thân người đó cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần.
Xét trên ý nghĩa này thì những người có khuynh hướng luôn phê phán người khác nên thoát ra khỏi bóng đen đó.
Chúng ta thường xuyên nghe thấy bậc bề trên than phiền rằng: “Từ trước đến giờ chưa bao giờ nó chào hỏi tôi cả”. Đương nhiên, bậc con cháu không chào hỏi những người lớn tuổi hơn, là bậc con cháu không đúng. Nhưng bậc bề trên cũng có vấn đề của họ, những người lớn tuổi nếu có thể chủ động chào hỏi con cháu mình, chào một câu như: “Chào buổi sáng” thì sao? Như thế về sau những bậc con cháu có thể chủ động chào hỏi.
Phê phán người khác không những không giải quyết được việc gì mà ngược lại còn khiến cho bản thân càng ngày càng cảm thấy không thoải mái, càng ngày càng thấy buồn bực khó chịu.
Một khi bạn cảm thấy buồn bực, khó chịu về vấn đề nào đó thì mối quan hệ giữa bạn với người khác sẽ rất căng thẳng, gượng gạo. Cho nên tấm lòng nên rộng mở, khoáng đạt một chút, chủ động tiến trước một bước. Bản thân mình có thể chủ động, tích cực chào hỏi người khác, thì tâm trạng bực bội, phiền muộn sẽ tự nhiên biến mất, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ, công việc sẽ thuận lợi như ý, mỗi ngày tâm trạng đều sẽ rất tốt”.
Chim Hạc.png

Trên đời không ai là không có hạn chế, hoặc có sai lầm. Những hạn chế hay sai lầm tất nhiên nhận lấy sự phê bình, tuy nhiên phê phán lại khác hẳn.
Phê phán là sự chê bai và phán xét một cách xoi mói, mỉa mai, lên án  và không thiện chí. Chính vì thế, sử dụng phê bình thì tốt hơn là phê phán. Và ngay cả khi phê bình bản thân mình hay ai đó khác, cũng cần có thái độ tích cực, lòng bao dung trong từng lời lẽ, có vậy mới mong tìm thấy sự thanh thản và ích lợi cho cuộc sống.
Đây chẳng phải là một bài học ‘Thiền’ hay sao? Thiền ngay chính trong cuộc sống hàng ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến