Tin Hay Không?

http://umakes.com.vn/

http://www.trainghiemsong.com/


Tin Hay Không?

Nhân sự kiện ‘bẻ cong’ tràn ngập thông tin, và những sự ‘cơ hội’, bất giác tôi chợt nghĩ: Liệu có không một đời sống xã hội có thể tồn tại một ‘niềm tin’.
Hãng a thì chê hãng b, hãng c thì nói hãng a, b đánh nhau còn họ ung dung đứng ngoài cuộc thể hiện ‘đẳng cấp’. Nhưng sao họ không nghĩ rằng, đẳng cấp không phải là đem mình so sánh với người khác mà chỉ có được từ sự ‘công nhận’ của thị trường (bao gồm ý thức tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó, chỉ số trị giá giá trị thông qua giá bán /sản phẩm, thứ bậc và đối tượng sử dụng hay môi trường tiêu thụ mà nó thuộc về…v..v)
Đồ vật cũng như mọi hiện diện khác tồn tại trong thế giới sinh tồn, nó có một giá trị nhất định bằng giá trị tuyệt đối nhưng bên cạnh đó nó cũng bao hàm cả tính tương đối trong một mức độ hay phạm vi nào đó.
Một ví dụ sau đây có thể coi như minh chứng gần nhất cho tính tuyệt đối và tương đối này, đó là Kim cương.
Nói đến Kim cương là liên tưởng ngay đến sự vĩnh cửu, bền vững và rắn chắc….
Nhưng,
Nếu mà nó hoàn toàn không thể ‘phá vỡ’ thì làm sao có thể làm cho kim cương trở thành món đồ tạo tác mang vẻ đẹp đầy ma lực như vậy. Rõ ràng chúng ta ai cũng biết, các nghệ nhân đã dày công cắt gọt mài dũa những viên kim cương thô, làm cho chúng trở nên long lanh quyến rũ. Món đồ trang sức mang giá trị đẳng cấp cả về ý nghĩa, thẩm mỹ, và chất lượng.
Thế đấy, cứng như Kim cương còn có thể cắt gọt, mài dũa, …(làm biến dạng) , huống hồ gì một vật dụng đời thường không phải làm bằng thép hay kính chống đạn.
Chúng ta có quyền ‘đối xử’ với đồ vật thuộc quyền sở hữu của mình theo cách mà chúng ta muốn, nhưng chỉ là làm trò tiêu khiển chứ có lẽ không nên lấy đó như là một thứ ‘vũ khí’ đem đi ‘đánh người’, đánh nhau chẳng mang lại lợi ích gì, chê người không làm ta khá lên, bởi bản chất của thực tế không vì ‘lời nói’ mà thay đổi.
Chất lỏng thì vẫn luôn là chất lỏng, không vì nói nó là chất rắn mà chất lỏng trở thành chất rắn được.
Cũng giống như trong đời sống, người ta nói đời toàn gian dối, lừa lọc, phản bội, âm mưu, thủ đoạn, nên sống đừng có tin vào…
Nói như thế, sống không có niềm tin thì sao đây, tôi không tin vào cuộc sống tốt đẹp của mình thì làm sao tôi có thể sống bình an, làm sao mà tôi có thể sống mà luôn luôn phải cảnh giác, nghi ngờ.., nhìn đâu cũng thấy vi trùng, vi khuẩn, virut gây bệnh.
Không thể vì những gì đang xẩy ra ở đâu đó không như ý thức nhận biết rằng ‘điều đó là không được’ để rồi chối bỏ cuộc sống tươi đẹp mà ta đang thừa hưởng tự do, trọn vẹn và miễn phí. (ý của tự do ở đây là tự chủ hưởng thụ cuộc sống).
Thậm chí, đôi khi ta cũng cần tin mà điều đó là không thực đi chăng nữa.
278-BelieveDefẢnh: minsmash.com
Ta tin, không phải vì bắt phải tin. Ta tin, là vì tự lòng ta muốn điều đó, cho phép điều đó ngay cả khi ta biết nó là sự giả, là không thật. Tất nhiên không phải khi nào niềm tin cũng tạo ra hiệu quả, cũng có không ít hậu quả do niềm tin mà ra.
Tuy nhiên, nếu ở vào hoàn cảnh đặc biệt, niềm tin, sự tin tưởng và chỉ đơn giản là tin mà có thể ‘cứu rỗi’ hoặc tạo ra một cơ hội thay đổi nơi sở hữu sự giả kia thì ‘sự tin’ đó cũng hàm chứa trong nó một giá trị to lớn.
Ví dụ, khi ta biết ai đó đang nói dối mình, nhưng ta không trách mắng họ, cũng không khơi khơi ‘đấm thẳng’ vào mặt họ bằng lời lẽ chỉ ra họ đang dối, ta tạm tin vào những gì mà họ muốn ta tin, để mong kiến tạo ra một cơ hội, mở ra một lối thoát tạm thời cho người đang phải bất đắc dĩ không thật kia.
Giả sử họ tốt hơn, họ sẽ có cơ hội ‘hoàn trả’ sự tạm sai của mình trước đó, giả sử suốt đời không có cơ hội để giãi bày thì cũng coi như là một thứ đã đánh rơi. còn nếu sự giả dối là bản tính và họ tưởng rằng có thể thản nhiên tiếp tục với nhiều hơn nữa thì đó là ‘chướng nghiệp’ của họ, với người đã từng một vài lần cho cơ hội bằng cách ‘tin’ cũng không có gì phải hối tiếc và chắc chắn, ta cũng không bao giờ cho phép lãng phí niềm tin của mình một cách vô ích.
Luận về vấn đề này, tôi liên hệ với ảo thuật. Không nói đến ‘định nghĩa’ ảo thuật, cũng không nói đến những Ảo thuật gia với công sức, mồ hôi, thậm chí là cả máu hay nguy hiểm tính mạng để có những màn trình diễn đầy ma thuật. Chỉ nói về ‘bản chất’ của ảo thuật.
Chúng ta ai cũng biết, ảo thuật là ảo giác. Người xem bị dẫn dắt bởi tài năng trình diễn của các nhà ảo thuật và tin vào những gì mình nhìn thấy là thực. Ví dụ, màn trình diễn cắt đứt thân thể rồi liền lại, ta biết rõ là giả, vì nếu mà cắt thật như thế thì tiêu đời luôn còn đâu.
Chính vì ta biết ảo thuật là giả, nhưng ta vẫn thích thú và tin vào những gì mắt thấy tai nghe – Đó là ta tự cho mình cái quyền tin (tạm thời) vào những gì đang diễn ra trong trò ảo thuật, bởi nếu xem ảo thuật với tâm trí kiểu ‘haiz.., cái trò bịp bợp ấy mà’ thì ta chẳng bao giờ có nổi sự hứng thú để mà xem, cũng như cho ta cái quyền được giải trí vui vẻ.
Tin – không phải lúc nào cũng sáng suốt và chủ động mà biết được mình cho phép điều đó (tin) xẩy ra. Có khi tin một cách vô tình, tự nhiên, hoặc thậm chí là mù quáng. Tin – cũng có thể là một việc tốt, nhưng cũng có thể tạo ra gánh nặng nơi được gửi gắm niềm tin.
Nhưng, cho dù với bất kỳ lý do nào đi chăng nữa, đời sống này vẫn cần có sự hiện diện của ‘Đức Tin’.
Tôi thích một bức ảnh, trên đó có nói về một quan điểm có lẽ là không được liên quan lắm với bài viết, nhưng đúng là cuộc sống không có ý nghĩa gì nếu ta chỉ mải đi tìm.

Cuối cùng, chúng ta cùng xem một video và biết một chút về điều mà ta đang tin không phải là thật, tuy nhiên, ta vẫn tin vì đó không phải là ta mù quáng không biết mà ta cho phép điều đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến